So sánh sản phẩm
Giỏ hàng của tôi (0)
  • Hiện chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn
Kiểm tra đơn hàng

Mã đơn hàng

Email

QCVN 63/2017/BTNMT - QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN

QCVN 63/2017/BTNMT - QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN

QCVN 63/2017/BTNMT - QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN

QCVN 63/2017/BTNMT - QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN

QCVN 63/2017/BTNMT - QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN

Ngày 27/09/2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 31/2017/TT-BTNMT quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến tinh bột sắn QCVN 63:2017/BTNMT
 

Theo quy định tại Quy chuẩn QCVN 63:2017/BTNMT, nước thải chế biến tinh bột sắn (khoai mỳ, củ mỳ) được hiểu là nước thải phát sinh từ hoạt động chế biến ra tinh bột sắn mà không trộn lẫn các loại nước thải khác của cơ sở chế biến tinh bột sắn.

Trước đây, nước thải của các cơ sở chế biến tinh bột sắn khi xả ra nguồn tiếp nhận được áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT với 33 thông số ô nhiễm.

Kể từ ngày 01/12/2017, Thông tư số 31/2017/TT-BTNMT có hiệu lực, nước thải chế biến tinh bột sắn chỉ còn phải áp dụng 
8 thông số ô nhiễm đặc trưng là: pH, TSS, BOD5, COD, tổng N, tổng CN-, tổng P và tổng coliform.  Mặt khác, các giới hạn cho phép của các thông số COD, tổng N, tổng P trong QCVN 63:2017/BTNMT cũng được nới rộng hơn so với QCVN 40:2011/BTNMT, phù hợp với đặc trưng của loại hình sản xuất tinh bột sắn. 

Quy chuẩn này cũng quy định giới hạn cho phép của thông số COD và tổng N đối với các cơ sở đang hoạt động cao hơn các cơ sở mới (hoạt động sau ngày 01/12/2017). Đây là điều kiện thuận lợi để cho các cơ sở chế biến tinh bột sắn đang hoạt động điều chỉnh công nghệ xử lý nước thải hiện có của mình, để dần dần tiến tới ngày 01/01/2020 thực hiện áp dụng ngưỡng giới hạn cho phép như các cơ sở mới.


Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải chế biến tinh bột sắn khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải được tính theo công thức sau:
Cmax = C x Kq x Kf

Trong đó, 
- Cmax là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải chế biến tinh bột sắn khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải

- C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải chế biến tinh bột sắn được quy định trong bảng sau:
 

- Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch, kênh, mương; dung tích của hồ, ao, đầm; mục đích sử dụng nước của vùng nước biến ven bờ; được thể hiện sau đây:
 

- Khi nguồn tiếp nhận nước thải không có số liệu về lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch, kênh, mương thì áp dụng giá trị hệ số Kq = 0,9; nguồn tiếp nhận nước thải là hồ, ao, đầm không có số liệu về dung tích thì áp dụng giá trị hệ số K= 0,6.
- Vùng nước biến ven bờ dùng cho mục đích bảo vệ thủy sinh, thể thao và giải trí dưới nước, đầm phá nước mặc và nước lợ ven biển áp dụng giá trị hệ số Kq = 1.
- Vùng nước biến ven bờ không dùng cho mục đích bảo vệ thủy sinh, thể thao và giải trí dưới nước áp dụng giá trị hệ số Kq = 1,3.


- Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải ứng với tổng lưu lượng nước thải chế biến tinh bột sắn khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.
 

Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chế biến tinh bột sắn cần lưu ý quy định mới của quy chuẩn nước thải chế biến tinh bột sắn để có kế hoạch cải tạo, nâng cấp hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải, hay doanh nghiệp nào chưa có hệ thống xử lý nước thải, cần xây dựng để đảm bảo xả nước thải đạt quy chuẩn cho phép.
Tags:,

Chia Sẻ :

Chat Facebook