THÔNG TƯ 75/2017/TT-BTNMT - QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH KHAI THÁC
Việc khai thác nước dưới đất gắn liền với mỗi doanh nghiệp, để đảm bảo nhu cầu cấp nước cho hoạt động sản xuất. Bên cạnh sử dụng nguồn nước thủy cục, nhiều doanh nghiệp đang và sẽ khai thác nước dưới đất để góp phần bổ sung và đảm bảo nguồn nước sử dụng.
Để đảm bảo khai thác nước dưới đất bền vững, cần thiết phải có trách nhiệm cũng sự quan tâm của các doanh nghiệp trong quá trình khai thác, để hạn chế tình trạng khai thác quá mức, gây ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên nước, thậm chí dẫn đến tình trạng suy thoái, sạt lở đất khu vực lân cận.
Việc ban hành văn bản pháp luật là trách nhiệm của cơ quan nhà nước chức năng trong nhiệm vụ quản lý nhà nước của mình.
Ngày 29/12/2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 75/2017/TT-BTNMT quy định về bảo vệ nước dưới đất trong các hoạt động khoan, đào, thăm dò, khai thác nước dưới đất, thông tư chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 12/02/2018.
Thông tư quy định về bảo vệ nước dưới đất trong các hoạt động khoan, đào, thăm dò, khai thác nước dưới đất, gồm các hoạt động sau: thăm dò, khai thác nước dưới đất, khảo sát địa chất công trình, thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, xử lý nền móng công trình, tháo khô mỏ và các hoạt động khoan, đào, khác có liên quan đến nước dưới đất.
Công ty Môi trường Nguồn Sống Xanh thông tin đến quý doanh nghiệp các quy định mới của Thông tư về bảo vệ nước dưới đất trong quá trình khai thác, sau đây:
1. Chủ công trình khai thác nước dưới đất có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh xung quanh giếng khai thác và thực hiện các biện pháp phòng, chống, ngăn ngừa ô nhiễm nước dưới đất qua giếng khoan khai thác.
2. Chủ công trình khai thác nước dưới đất phục vụ mục đích cấp nước sinh hoạt phải xây dựng vùng bảo hộ vệ sinh của công trình theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
3. Chủ công trình khai thác thuộc trường hợp phải có giấy phép khai thác nước dưới đất, tổ chức lắp đặt thiết bị, bố trí nhân lực thực hiện việc quan trắc lưu lượng, mực nước, chất lượng nước tại các giếng khai thác, giếng quan trắc của công trình bảo đảm thông số, hình thức và chế độ quan trắc để cung cấp, cập nhật số liệu vào hệ thống giám sát, khai thác, sử dụng tài nguyên nước của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
Xem thêm: Báo cáo tình hình khai thác nước dưới đất
4. Việc quan trắc mực nước tại giếng quan trắc của công trình khai thác phải được thực hiện tối thiểu tại 01 giếng đối với công trình khai thác nước dưới đất có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm đến dưới 5.000 m3/ngày đêm; tối thiểu tại 02 giếng đối với công trình khai thác nước dưới đất có lưu lượng từ 5.000 m3/ngày đêm đến dưới 10.000 m3/ngày đêm; tối thiểu tại 03 giếng đối với công trình khai thác nước dưới đất có lưu lượng từ 10.000 m3/ngày đêm trở lên.
5. Phát hiện, xử lý, khắc phục các hiện tượng, sự cố bất thường về chất lượng nước, mực nước trong quá trình khai thác và các sự cố khác do hoạt động khai thác của mình gây ra; trường hợp xảy ra sự cố thì phải dừng ngay việc khai thác, kịp thời xử lý, khắc phục sự cố, bồi thường thiệt hại (nếu có); thông báo kịp thời tới Ủy ban nhân dân cấp xã và Sở Tài nguyên và Môi trường nơi xảy ra sự cố và báo cáo cơ quan cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất.
Chia Sẻ :